Tuesday 19 May 2009

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt kỷ niệm Ngày Nhân quyền VN

Nhân Ngày nhân quyền Việt Nam, một cuộc hội thảo với chủ đề ‘Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với xã hội dân sự và nhân quyền’ đã diễn ra hôm qua 11/5/2009 tại Thượng viện Hoa Kỳ với sự tham gia của hàng trăm người Việt cùng đại diện các tổ chức quốc tế.


Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, đọc diễn văn chào mừng quan khách

Đây là cơ hội để cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ lắng nghe xem đại diện các tổ chức như Ngân hàng Thế giới hay Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đánh giá ra sao về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với thực trạng xã hội dân sự và tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Phóng viên Nguyễn Trung của Ban Việt ngữ đài VOA có bài tường thuật sau đây.

Một trong những người tổ chức Ngày Nhân quyền Việt Nam, một ngày lễ đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 15 năm trước, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, cho rằng cuộc hội thảo là điều cần thiết trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: "Chúng tôi muốn cho dư luận quốc tế hiểu rằng vấn đề nhân quyền nằm trong tất cả mọi chuyện từ môi sinh cho tới giáo dục. Khi kinh tế toàn cầu có thể sụp đổ, họ có thể lãng quên nhân quyền, nên phải đem vấn đề này trở lại bàn đối thoại."

Đại diện của một số tổ chức của người Tây Tạng và Miến Điện cũng có mặt và phát biểu tại buổi lễ. Trả lời VOA Việt Ngữ bên lề cuộc hội thảo, Bác sĩ Nguyễn Thể Bình nói bà muốn hướng sự chú ý của thế giới đến vấn đề nhân quyền không chỉ ở Việt Nam mà rộng ra là toàn châu Á, bởi lẽ theo bà, ‘trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mọi thứ đều có liên hệ với nhau và rằng không thể tách rời kinh tế, chính trị Việt Nam ra khỏi châu Á.’

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: "Chúng tôi muốn các chính sách khi các nước áp dụng đối với châu Á hay Việt Nam nhìn thấy mối liên kết đó, và mong sao là các chính sách đó sẽ được chuyển hướng để giúp đỡ người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn."

Đáp lại một số ý kiến cho rằng các tổ chức cấp viện nên cắt giảm viện trợ nhằm thúc giục Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền và củng cố xã hội dân sự, ông James Adams, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới nói với VOA Việt Ngữ rằng ông không tán đồng quan điểm như vậy.

Là một trong bốn diễn giả tại hội thảo, ông Adams nói với VOA Việt Ngữ rằng ông hy vọng sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng hiện thời có tác động lớn nhất đối với tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, và vì thế sẽ tác động tới xã hội dân sự. Ông James Adams: "Châu Á là một khu vực đạt mức tăng trưởng nhanh trong vòng 20 năm qua. Sự tăng trưởng đó giúp cung cấp nguồn lực để cải thiện các dịch vụ xã hội, cuộc sống của người dân, nhất là quá trình trình xóa đói giảm nghèo. Kinh tế chậm phát triển sẽ dẫn tới thách thức là làm sao duy trì mức tăng trưởng, nguồn lực phát triển xã hội cũng như ngăn chặn tình trạng người dân rơi vào cảnh đói nghèo."

Bà Patricia Davis, Cố vấn cao cấp về vấn đề nhân quyền của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cũng cho rằng thay vì chấm dứt viện trợ, các tổ chức cấp viện cần ‘gây áp lực để chính phủ Việt Nam bảo đảm rằng các nguồn vốn không rơi vào tay các chính trị gia tham nhũng’.

Theo bà Davis, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời sẽ khiến Việt Nam phải đương đầu với ‘một áp lực không nhỏ’ liên quan tới vấn đề xuất khẩu giảm, dẫn tới tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp vì Việt Nam ‘chưa từng đối mặt với tình trạng đó do nhiều năm duy trì tăng trưởng ở mức cao’.

Bà cố vấn của USAID cho rằng trong bối cảnh như vậy, người dân 'cần phải có cơ hội thể hiện bức xúc của mình để xem chính phủ phản ứng và hành động ra sao'.

Ông James David: "Trong tình cảnh kinh tế khủng hoảng, ở các nước dân chủ, người dân có thể đổ ra đường để phản đối và chính phủ buộc phải phản ứng bằng cách thay đổi chính sách và luật lệ, hay thậm chí thay đổi chính quyền. Nhưng ở Việt Nam lại không có các khả năng đó. Người dân phản đối trên đường và sẽ bị bắt. Không có cách nào để người dân thể hiện chính kiến để chính phủ phải lắng nghe và trả lời những khúc mắc của nhân dân."


Ông James Adams, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới.

Trong khi đó, phản ứng trước tin được các hãng thông tấn quốc tế loan tải rằng lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, Việt Nam mời một đặc phái viên phụ trách về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào thị sát tình hình, bà Nguyễn Thể Bình nêu nhận xét đó là một ‘thái độ cởi mở'.

Bác sĩ Nguyễn Thể Bình: "Chúng tôi cũng mong rằng sẽ nhìn thấy những thay đổi không những từ chính sách mà còn cả trong việc áp dụng các chính sách đó để người dân có thể nói lên được ý kiến của họ trong một chế độ dân chủ."

Trong số hàng trăm người tới tham dự lễ kỷ niệm Ngày nhân quyền Việt Nam, có giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một học giả có tiếng ở hải ngoại. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho rằng xã hội dân sự sẽ mạnh lên ‘cùng với sự phát triển của vi tính, tuổi trẻ cùng các sáng kiến mới’.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích: "Vẫn còn nhiều người sợ sự phát triển của xã hội dân sự, nhưng tôi nghĩ đó là một quá trình bất khả đảo ngược. Xã hội dân sự là xã hội trong đó người dân có nhiều sáng kiến để họ tự tổ chức và tập hợp mà họ nghĩ là tốt cho bản thân họ và rộng ra là cả quốc gia. Người ta tin tưởng ở việc làm đó, nên không dễ gì mà có thể ngăn cản họ. Chặn người ta đầu này, người ta sẽ tìm đầu khác để phát triển tiếp. Chúng ta đã từng trông thấy điều đó ở các quốc gia Đông Âu."
free programes

Read more!

0 comments:

INDIAN SONG

THAI SONG

Template by : kendhin news blog